{[['']]}
Xin cho hỏi công ty có phân phối nhãn hiệu Frederique Constant không?
Rất tiếc công ty là đại lý trưng bày và giới thiệu rất nhiều hãng đồng hồ nổi tiếng của Thuỵ Sỹ như: Longines, Edox, Balmain, Candino... nhưng không phân phối nhãn hiệu Frederique Constant. Nếu muốn biết thêm thông tin về hãng này bạn có thể truy nhập vào websize:www.frederique-constant.com/
đồng hồ quartz và automatic khác nhau ở chỗ nào? Mỗi cái có ưu nhược điểm gì? Dùng cái nào hay hơn?
Automatic là phát triển lên từ đồng hồ lên giây . Hồi đó thế giới chỉ có đồng hồ lên giây , nghĩa là phải tự lên giây cho đồng hồ bằng tay , đồng hồ chạy hết cót thì lại lên giây lại . Máy đồng hồ lên giây giống như cái hình trên nhưng bỏ cái phần rotor ra . Về sau các chuyên gia đã phát minh ra cái rotor để khi cái rotor đó chuyển động do tay mình chuyển động , đồng hồ sẽ được lên giây . Chính vì kô phải lên giây bằng tay mà lên giây bằng rotor 1 cách tự động nên nó được gọi là đồng hồ tự động lên giây ( đồng hồ lên giây tự động ) , gọi tắt đi là đồng hồ tự động
Chọn mua đồng hồ quartz (chạy pin) hay automatic (tự động) ? Ưu nhược điểm ???
- Quartz chính xác hơn Automatic ( chỉ là về mặt lí thuyết , còn thực tế bây giờ thì các kĩ sư Thụy Sĩ đã sản xuất ra những chiếc Automatic chính xác tới từng phần trăm giây , loại trừ được tất cả các khả năng vật lí có thể tác động đến sự sai số của đồng hồ mà đỉnh cao là công nghệ tourbillon . Tuy nhiên giá đồng hồ tourbillon rất đắt và khi bạn đeo nó ở VN , những chuyên gia chơi đồng hồ sẽ phải kiêng nể bạn
- Automatic kô bao giờ phải thay pin , còn Quartz thì có . Mà mỗi lần thay pin thì khả năng chống nước của đồng hồ và độ bền của đồng hồ ngày càng kém đi
- Quartz khả năng chống sóc cao hơn Automatic . Quart máy móc liền 1 khối được bao bọc bởi 1 vòng nhựa chắc chắn , còn Automatic do nhiều chi tiết máy nhỏ liên kết lại nên khả năng chống sốc thấp hơn.
-Quartz mà hư thì khó sửa hơn Automatic . Thông thường là phải thay IC rất tốn kém
-Quartz kim giây chạy dựt dựt theo từng giây , còn Automatic kim giây chạy rất nhuyễn , có những cái kim giây chạy y như lướt
-Quartz có giá thành rẻ hơn automatic rất nhiều . Automatic thường đắt hơn Quartz gấp 10 , 100 , 1000 , ... lần
-Nếu mua đồng hồ Thuỵ Sĩ thì mua đồng hồ Automatic mới thể hiện đúng phong cách người đeo.
-Automatic bỏ ra quá 1 khoảng thời gian cho phép ( 1 ngày , 2 ngày , ... , số ngày tuỳ thuộc vào mỗi loại đồng hồ ) thì đứng im thin thít , khi đeo vào thì mới chạy và phải chỉnh lại giờ.
Xin cho biết đồng hồ điện tử 2 kim và đồng hồ điện tử 3 kim cùng lắp 1 viên pin như nhau thì đồng hồ nào chạy lâu hơn?
- Đồng hồ điện tử là đồng hồ được làm bằng máy,có pin và IC.
- Nguyên lí hoạt động : đồng hồ chạy được nhò pin 1,55V tác động len IC,IC tác động lên đá thạch anh,làm cho đá thạch anh dao động ở 32768 hec/giây,tác động lên IC,Ic chia nhỏ dao động thành 1 xung/giây (đối với đồng hồ 3 kim) nghĩa là cứ 1xung/giây thì môtô bước hoạt động 1 lần => chính vì vậy đồng hồ điện tử càng nhiều chúc năng thì càng sử dụng tốn nhiều pin hơn.
- Như vậy đồng hồ điện tử cùng lắp 1 viên pin thì đồng hồ điện tử 2 kim chạy được lâu hơn đồng hồ điện tử 3 kim.
Đồng hồ cơ có hiển thị ngày khi chạy đến tháng 2 có tự dộng đổi ngày không (28-29 ngày) những tháng 30-31 ngày thì cơ cấu hoạt động của đồng hồ như thế nào (ví dụ: tháng 4 nó sẽ tự nhảy từ 30 qua 1)
Đồng hồ cơ không có chức năng tự động đổi ngày. Nghĩa là tháng 2 có 28 ngày hoặc những tháng chỉ có 30 ngày thì người dùng phải tự chỉnh lại lịch cho chính xác ( đồng hồ cơ luôn mặc định 1 tháng có 31 ngày). Chức năng tự động chỉnh lịch chỉ có ở đồng hồ điện tử, gọi là "Perpetual Calendar". Trong đồng hồ có IC nhớ, sau khi cài đặt thời gian và ngày tháng, đồng hồ sẽ tự nhận biết tháng 30 ngày hoặc 31 ngày. Thậm chí với bộ nhớ thông minh nó có thể biết năm nhuận tháng 2 có 29 ngày hoặc chỉ là 28 ngày như bình thường.
Khi mua một chiếc đồng hồ đeo tay, người ta thường hỏi nó có bao nhiêu chân kính. Số chân kính được khắc hoặc in ở vỏ đồng hồ hoặc trên mặt đồng hồ. Người ta thường nghĩ rằng số chân kính càng nhiều ?
Chân kính: (Jewel) Đá quý, có độ bền cao và được sử dụng để chống mài mòn bộ cơ của đồng hồ. Chân kính thường là bằng đá quý đã được gia công, tức là đã được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,..., hay đã được lắp vào thân máy. Chân kính đồng hồ thường có kích thước rất nhỏ, đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm.
Các loại đá quý chính được sử dụng trong đồng hồ là rubi (hồng ngọc), saphia (lam ngọc) và grônat (ngọc hồng lịu) (tự nhiên hay nhân tạo), đôi khi bằng kim cương. Trong các loại đồng hồ rẻ tiền, đôi khi người ta dùng thuỷ tinh giả ngọc hay thay chân kính bằng vỏ bọc kim loại (chân kính đồng).
Chân kính mang tên bộ phận động mà nó bảo vệ, theo đó người ta phân biệt chân kính bánh xe trục giữa, bánh xe chuyền, bánh xe gai, chân kính ngựa, vành tóc... ổ chân trục bánh xe thường là chân kính khoan lỗ hoặc bọc thêm một chân kính không khoan lỗ đỡ lấy đầu trục.. Có những ổ có chân kính khoét lỗ hình chóp.
Ngoài những chân kính tròn làm ổ đỡ chân trục, những đồng hồ có ngựa hình mỏ neo còn có 3 chân kính đặc biệt : hai chân kính dẹt (cắt vát gắn ở hai đầu ngựa) và một chân kính lá trang (hình bán nguyệt) hay hình ê líp (Đá ở phần này thường nửa tròn hoặc tam giác làm ổ đỡ chân trục).
Chân kính được lắp bằng cách ghép giống như nạm ngọc vào mặt nhẫn.
Một chiếc đồng hồ tốt sẽ chạy đúng giờ và không dễ bị hư, nếu mở một chiếc đồng hồ ra, bạn sẽ thấy cấu trúc bên trong của một chiếc đồng hồ rất phức tạp. Nó có nhiều phần lớn nhỏ khác nhau đủ loại. Một chiếc đồng hồ có khoảng 211 bộ phận. Trong số các bộ phân này có một bánh xe nhỏ luôn luôn chuyển động. Dọc theo bánh xe này có một sợi dây kim loại giống như cọng tóc được gọi là dây cót. Khi ta lên dây, đồng hồ bắt đầu kêu tích tắc. Dây cót giữ lại lực lên dây đồng hồ và làm cho đồng hồ chạy. Ngoài bánh xe này ra, cũng có nhiều bánh xe khác luôn quay tròn. Những bánh xe này làm quay kim chỉ giờ, phút, giây. Những trục của các bánh xe này tì lên những trục trụ. Khi các bánh xe quay tạo ra sự ma sát này, các trục trụ có thể mau bị mòn và đồng hồ sẽ chạy không chính xác, người ta dùng những mẫu vật liệu nhỏ rất cứng nhưng rất mịn làm trục trụ. Những mẩu vật liệu nhỏ này gọi là chân kính, chúng được làm bằng những loại đá cứng gần như kim cương. Những trục bánh xe xoay quanh trục chính này và không bị ma sát nhiều. Vì độ cứng của chúng nên các chân kính không bị mòn và đồng hồ không dễ dàng bị hư. Do đó, các chân kính được sử dụng để làm tăng tuổi thọ của chiếc đồng hồ.
Tại sao không nên để đồng hồ trực tiếp dưới điều hoà...?
Trong đồng hồ có hơi nước, khi để đồng hồ trực tiếp hoặc gần luồng khí lạnh của điều hoà, hơi nước trong đồng hồ sẽ bị ngưng tụ và đọng ở các đầu trục dẫn đến đầu trục bị rỉ, ma sát lớn, mất lực hay chết vặt , tuổi thọ đồng hồ không cao.
Tại sao đồng hồ lại phát ra tiếng kêu Tích ... Tắc, Tích ... Tắc...?
Đồng hồ phát ra tiếng kêu Tích ... Tắc (chỉ có ở đồng hồ cơ khí) là do răng của bánh răng gai (Escape Wheel) đập vào guốc ngựa tạo ra tiếng kêu
Khi nào đồng hồ được ghi Swiss Movement
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu đồng hồ được ra đời và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thương hiệu đồng hồ Thuỵ sĩ và công nghệ sản xuất đồng hồ Thuỵ Sỹ vẫn là uy tín và danh giá nhất. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều thương hiệu đồng hồ không phải ở tại Thuỵ sỹ nhưng vẫn được đóng dấu Swiss movement ở mặt số hoặc đắy. Tuy nhiên thương hiệu đó phải đảm bảo quy định sau:
- Có 70% chi tiết máy được sản xuất tại Thuỵ sỹ.
- Máy phải được lắp ráp tại Thuỵ Sỹ.
- Máy phải được kiểm tra chất lượng tại Thuỵ Sỹ
Khi nào thì đồng hồ được ghi Swiss Made hay Swiss?
Thuỵ sỹ là cái nôi sản xuất về đồng hồ với bề dầy lịch sử hàng trăm năm. Chính vì vậy, quy định của hiệp hội đồng hồ Thuỵ sỹ rất khắt khe và chặt chẽ. Chỉ những thương hiệu nào đảm bảo 3 quy định sau thì mới được ghi Swiss hoặc Swiss made ở mặt số hoặc đắy:
- Máy đồng hồ phải là máy được sản xuất tại Thuỵ sỹ.
- Toàn bộ đồng hồ phải được lắp ráp tại nhà máy ở Thuỵ Sỹ.
- Đồng hồ phải được kiểm tra chất lượng tại Thuỵ Sỹ
tại sao đồng hồ không nên dùng khi tắm xông hơi?
Khi tắm xông hơi, nhiệt độ rất cao, hơi nước nóng cộng với nhiệt độ cao làm các gioăng cao su chặn nước bị dãn nở theo nguyên lý "nóng nở ra, lạnh co lại". Khi ra ra ngoài lạnh các cao su co lại nhưng không đều ngay lập tức. Chính thời điểm này đồng hồ dễ bị hấp hơi và đọng nước bên trong máy gây hư hại cho linh kiện. Hơn nữa, nếu sử dụng khi xông hơi thờng xuyên dãn đến gioăng cao su cũng liên tục bị co dãn, lâu ngày dẫn đến trơ gioăng. Vì vậy, tốt nhất khi tắm xông hơi ta nên tháo đồng hồ cất đi.
+ nhận xét + 2 nhận xét
nói về công nghệ đồng hồ thì không thể qua được đồng hồ thụy sĩ rùi hot nhất bây h là đồng hồ vàng đúc chính hãng
đúng đó sản xuất được một chiếc dong ho omega automatic không phải ai cũng có thể làm được
Đăng nhận xét